Mastodon

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết chỉnh chu và những điều kiêng kỵ cần tránh

🗣 Bài viết đăng bởi SEO vào lúc 31-12-2024 và cập nhật lúc 31-12-2024 | 👁 33 lượt xem
5/5 - (1 Đánh giá)

Trang trí bàn thờ ngày Tết từ lâu đã được xem như một trong những hoạt động phổ biến và không thể thiếu mà các gia đình Việt Nam thường làm trước thềm năm mới. Vậy việc trang trí bàn thờ ngày Tết có ý nghĩa gì, có những cách trang trí như thế nào và cần lưu ý những gì khi bày trí? Hãy cùng Nội Thất Nhanh Sài Gòn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

    Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết

    Thời gian thích hợp để trang trí bàn thờ Tết thường bắt đầu diễn ra từ ngày 23 Âm lịch – tức ngày đưa ông Táo về trời cho đến hết mùng 10 tháng giêng. Đây là một trong những hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu trong những ngày tết không chỉ là nét đẹp tín ngưỡng truyền thống của dân tộc ta mà còn thể hiện sự tri ân, lòng thành kính của thế hệ con cháu đối với trời đất và ông bà tổ tiên. Đồng thời, việc trang trí bàn thờ ngày Tết còn hàm chứa những ước muốn cho một năm mới bình an, khỏe mạnh, tài lộc và nhiều may mắn.

    Trang trí bàn thờ ngày Tết
    việc trang trí bàn thờ ngày Tết còn hàm chứa những ước muốn cho một năm mới bình an, khỏe mạnh, tài lộc và nhiều may mắn. (Nguồn: Sưu tầm)

     

    Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản

    Bước 1: Dọn dẹp bàn thờ

    Dọn dẹp không gian bàn thờ là công việc tiên quyết đầu tiên trước khi bắt tay vào trang trí bàn thờ. Vì không gian thờ tự là nơi linh thiên, chính vì thế bạn nên vệ sinh bàn thờ sạch sẽ để năm mới có thể nhận thêm nhiều tài lộc, hỷ sự đồng thời thể hiện được tấm lòng, sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với tổ tiên và trời đất.

    Trang trí bàn thờ ngày Tết
    Dọn dẹp bàn thờ ngày Tết là bước đầu tiên và quan trọng để thể hiện sự tôn kính tổ tiên, đón nhận tài lộc và may mắn trong năm mới. (Nguồn: Sưu tầm)

    Bước 2: Chuẩn bị vật dụng trang trí bàn thờ ngày Tết

    Các vật dụng và đồ trang trí bàn thờ ngày Tết thường sẽ được bố trí khác nhau tuỳ theo vùng miền địa phương và truyền thống của từng gia đình. Tuy nhiên, những đồ vật cơ bản không thể thiếu khi trang trí bàn thờ vào dịp Tết đến xuân về của hầu các gia đình bao gồm:

    • Vài bộ quần áo và giấy tiền vàng mã.
    • Một bình hoa với các loại hoa có mùi thơm nhẹ như hoa huệ hay hoa cúc,… và đặc biệt không thể thiếu một cành mai hay đào. 
    • Một bình trà và bình rượu ngon. 
    • Một mâm trái cây – mâm ngũ quả
    • Bánh mứt, cơi trầu. 
    • Cỗ chay hay mặn đều được.
    Trang trí bàn thờ ngày Tết
    Bàn thờ Tết trang trí hoa mai, đào, mâm ngũ quả, bánh mứt, thể hiện sự chu đáo và lòng thành kính.

    Bước 3: Trang trí bàn thờ ngày Tết 

    Tuỳ theo vùng miền và điều kiện kinh tế của từng gia chủ mà các vật dụng và đồ trang trí bàn thờ ngày Tết sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, trên bàn thờ vào ngày Tết bắt buộc phải có những đồ vật sau: 

    • Bát hương: Bát hương được xem là vật phẩm quan trọng và thiêng liêng nhất vì đây là nơi để gia chủ thắp lên những nén hương thành kính nhằm tưởng nhớ đến tổ tiên và trời đất. Thông thường trên bàn thờ sẽ có 3 bát hương: Bát hương lớn dùng để thắp nhang cho Thần linh chủ quản, bát hương nhỏ bên trái để thắp nhang cho Bà Cô Ông Mãnh, bát hương nhỏ bên phải để thắp cho Gia tiên trong nhà. 
    • Đèn dầu hoặc chân nến: Theo như phong tục truyền thống, trên bàn thờ thường sẽ đặt hai đèn dầu hoặc hai chân nến ở hai bên trái phải đối xứng nhau tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Mang ý nghĩa tượng trưng cho sự soi sáng, xua đuổi những điều tối tăm và mang đến những điều may mắn.
    • Đài thờ: Là vật đại diện cho sự sung túc và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, thông thường sẽ có ba lọ, dùng để chứa muối, gạo và rượu. Và đi kèm một bộ với đài thờ thường có thêm bộ 3 chén kỷ làm bát nước.
    • Lọ hoa: Bình hoa cúng là một trong những vật trưng bày không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết. Thông thường, trên bàn thờ sẽ có 2 lọ hoa đặt 2 bên, thể hiện sự sung túc, đủ đầy của gia chủ. 
    • Mâm ngũ quả: Được xem như một phần quan trọng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền mâm ngũ quả sẽ được trang trí bởi các loại trái cây khác nhau theo quy tắc sẽ có năm loại quả phối theo năm màu sắc: Trắng, xanh, đen, đỏ, vàng tương ứng với 5 hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
    • Bộ bát cơm và đũa thờ: Những vật này sẽ được dùng cho việc mời cơm cúng gia tiên của con cháu vào mỗi mùng 1, 2, 3 và tới mùng 7 theo quan niệm của từng gia đình. Bát cơm và đũa thể hiện sự tưởng nhớ và gắn kết với gia tiên khi dùng bữa cơm trong gia đình ngày Tết. Ngoài các đồ vật cơ bản trên, bàn thờ của các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn còn có thể có thêm ngai thờ, bài vị, lư hương, tượng thờ, tranh/ảnh thờ, hoành phi, câu đối, hạc thờ,… 
    Trang trí bàn thờ ngày Tết
    Bàn thờ Tết trang trí bát hương, đèn dầu, lọ hoa, mâm ngũ quả, mang ý nghĩa thiêng liêng đón năm mới.(Nguồn: Sưu tầm)

    Bước 4: Kiểm tra lại vị trí vật trang trí bàn thờ 

    Khi bày biện các vật trang trí gia chủ cần lưu ý sắp xếp đúng theo thứ tự và ý nghĩa của từng món đồ. Tượng phật và bài vị tổ tiên nên được đặt ở vị trí cao nhất và ngay trung tâm. Lư hương thường đặt ngay trước bài vị, với hai chân nến và bình hoa được đặt cân đối ở hai bên. 

    Thông thường mâm ngũ quả sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ, phía trước lư hương. Các loại quả trong mâm ngũ quả cần được chọn và kiểm kỹ lưỡng đảm bảo nguyên vẹn, tươi và không dập nát để vừa mang tính thẩm mỹ vừa có ý nghĩa may mắn. Các món lễ vật khác cũng cần sắp xếp gọn gàng, đảm bảo không che khuất bài vị.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý khi trang trí bàn thờ gia tiên, các lễ vật nên đặt hai bên ngang nhau, còn khi trang trí bàn thờ ông địa hay các gia thần khác, bạn nên bày trí sao cho bên trái cao hơn bên phải.

    Sau khi hoàn tất việc trang trí và bày biện, gia chủ cần kiểm tra lại toàn bộ tổng quan không gian bàn thờ. Đảm bảo mọi thứ đã được sắp xếp đúng vị trí và cân đối. Hãy chú ý đến các chi tiết nhỏ như độ cao của chân nến hoặc vị trí đặt hoa,…

    Những điều đại kỵ cần lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết

    Sau đây là những điều bạn cần tránh và lưu ý khi trang trí bàn thờ trong những ngày lễ Tết: 

    • Bạn không nên chọn những bông hoa đã nở to hoặc hoa giả để chưng lên bàn thờ nha. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tỉa hoa và cắm hoa ngày Tết bàn thờ sao cho vừa đẹp mắt vừa cân xứng nhé. 
    • Ngoài ra, khi chọn bát hương, bạn nên chọn bát hương được làm từ sứ hoặc đồng để có thể nhận được nhiều may mắn, tài lộc hơn và tuyệt đối không chọn bát hương làm từ đá hoa cương bạn nhé. 
    • Bên cạnh đó, trong khi bày trí bàn thờ bạn có thể xê dịch bát hương nếu cần thiết nha. 
    • Thêm nữa, đèn trang trí trên bàn thờ cần có cường độ ánh sáng vừa phải và tốt nhất nên là màu vàng bởi đây là màu sắc giúp không gian nhà bạn trở nên ấm cúng hơn đấy. 
    • Đặc biệt, bạn không nên để người lấm lem bụi đất khi trang trí bàn thờ bởi điều này được xem là việc làm thiếu tôn trọng với các vị thần và những người thân đã khuất.

    Một vài ý tưởng tham khảo trang trí bàn thờ ngày Tết

    Phong tục trang trí bàn thờ trong ngày Tết được xem là một trong những truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam. Và đặc biệt hơn với mỗi vùng miền sẽ có những quy tắc và lưu ý khác nhau:

    • Đối với Miền Bắc trang trí bàn thờ ngày Tết thường rất cầu kỳ và có nhiều nguyên tắc cần phải tuân thủ. Với người dân nơi đây lọ hoa sẽ được đặt bên trong và đèn sẽ nằm ở phía ngoài. Trên mâm đồ cúng thường có 3 chén rượu, 3 chén nước, nén nhang và hoa tươi. Và mâm ngũ quả tại miền Bắc thường có các loại trái cây đặc trưng như chuối, bưởi, quất, đào, hồng và thanh long, được xếp xen kẽ và ngay ngắn trên mâm cúng, mỗi loại sẽ tượng trưng cho một vị trí trong ngũ hành tương sinh. Ngoài ra, tùy theo điều kiện kinh tế và truyền thống riêng của mỗi gia đình bạn vẫn có thể mua thêm những loại quả khác để bày trí bàn thờ ngày Tết thêm sung túc và đủ đầy.
    • Đối với Miền Trung trang trí bàn thờ thường bao gồm mâm ngũ quả, các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh tét, hoa tươi, rượu, nước, nhang và vàng mã. Các đồ cúng khác thì cũng tương tự như miền Bắc và đều thể hiện lòng thành kính đối với bề trên và mong muốn một năm mới bình an, sung túc, đủ đầy, may mắn và thịnh vượng.
    • Đối với Miền Nam trang trí bàn thờ ngày Tết thường không yêu cầu quá phức tạp và nhiều nguyên tắc như ở Miền Bắc. Hầu như gia đình nào cũng sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả gồm: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Đây là những loại quả với các cái tên ghép lại thể hiện được tâm nguyện và mong muốn của gia chủ trong năm mới hy vọng sẽ có được một năm đầy đủ, trọn vẹn, thuận lợi trong cuộc sống và năm mới nhiều điều may mắn. 
    Trang trí bàn thờ ngày Tết
    Bàn thờ Tết miền Bắc trang trí cầu kỳ với mâm ngũ quả, hoa tươi và nến, thể hiện sự trang nghiêm. (Nguồn: Sưu tầm)

    Như vậy, trang trí bàn thờ trong ngày Tết không chỉ được bày biện chỉn chu, đầy đủ theo truyền thống và phong tục của từng vùng miền, mà còn thể hiện ý nghĩa tôn trọng, tri ân đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn cho một năm mới phát tài, tràn đầy may mắn và thành công.

    Lời kết

    Trên đây là bài viết chia sẻ Cách trang trí bàn thờ ngày Tết 2024 và những kiêng kỵ cần lưu ý. Nội Thất Nhanh Sài Gòn hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trang trí bàn thờ một cách đơn giản, chỉn chu, trang nghiêm và đủ đầy. Cảm ơn các bạn đã đọc!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *